Vương quốc

Vương quốc là một thuật ngữ dùng để chỉ chung tên gọi, danh xưng của một vùng lãnh thổ hay quốc gia được cai trị bởi chế độ quân chủ mà đứng đầu là một vị Quốc vương hoặc Nữ vương (còn có nhiều cách gọi khác như Vua, Quân vương,...) và luôn được thừa kế trị vì theo cách cha truyền con nối.[1] Vương quốc nói chung thường dùng để chỉ về các nhà nước thời phong kiến hoặc chiếm hữu nô lệ thời Trung cổ. Tuy nhiên, ngày này trong thế giới hiện đại vẫn tồn tại các nhà nước theo chính thể quân chủ nhưng người đứng đầu không còn nắm thực quyền (Quân chủ lập hiến), vì vậy vương quốc vẫn được sử dụng thông dụng như Vương quốc Liên hiệp Anh, Vương quốc Thái Lan, Vương quốc Brunei, Vương quốc Na Uy hay Vương quốc Thụy Điển hoặc một số nhà nước ở Trung Đông vẫn dùng danh xưng là Hồi quốc do một Sultan đứng đầu.Một khái niệm tương đối gần gũi với vương quốc là công quốc, một vùng đất được trị vì bởi một người có tước hiệu công tước hoặc các vương công, Thân vương (ví dụ: Công quốc Monaco). Trong lịch sử có nhiều vương quốc cổ nổi tiếng như Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Champa, Vương quốc Lào, Vương quốc Cao Ly, Vương quốc Bồn Man, Vương quốc Lâu Lan, Vương quốc Pháp, Vương quốc Phổ, Vương quốc Bayern, v.v. Trong một vương quốc có thể thực hiện cai trị theo chế độ tập quyền, quyền lực thống nhất và không phân chia, tuy nhiên có thể cấu trúc theo mô hình phân quyền, tức trong vương quốc tồn tại các tiểu vương quốc hay tiểu quốc do một vị vua/thủ lĩnh của tiểu quốc trị vì nhưng phải phục tùng quốc vương, như các tiểu quốc của Vương quốc Champa thời Trung cổ).Ngoài ra, vương quốc còn là một thuật ngữ có nghĩa rộng được sử dụng không chỉ để mô tả về một vùng đất lãnh thổ mà còn dùng để chỉ về những địa điểm, vị trí, những vùng đất huyền bí, thần thoại như vương quốc thiên đường, vương quốc của trò chơi, vương quốc của tình yêu, vương quốc thú, vương quốc côn trùng, sâu bọ, vương quốc của cá, tôm, v.v.Một số báo quốc tế đã tìm hiểu câu chuyện các vương triều "sống sót" ra sao trên thế giới, và quan điểm chung là định chế cổ xưa này "phải thay đổi, trẻ hóa" thì mới không bị thời gian đào thải.Sau thế kỷ 20, các cuộc cách mạng trên thế giới đã xóa sổ chế độ vua chúa. Tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều đã bỏ vua. Hiện nay trên thế giới chỉ còn trên 50 nước có vua. Trên thực tế, con số này còn ít hơn, chỉ gần 30 nước thực sự có vua của mình.Có tới 16 nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) nhận vị quốc vương chung là Nữ hoàng Elizabeth II, gồm: Liên hiệp Vương quốc Anh, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Đảo Solomon, Tuvalu, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Grenada, Jamaica, St. Kitts và Nevis, St. Vincent và Grenadines, cùng St. Lucia.Nếu các nước như Canada, Úc và New Zealand có liên hệ sắc tộc, văn hóa mật thiết với đế quốc Anh, và do con cháu người Anh, Scotland, Ireland sang định cư thì nhiều đảo quốc nhỏ xíu từng có vua hoặc vị tù trưởng đứng đầu trước khi thực dân Anh sang xâm chiếm.Nay độc lập rồi họ vẫn coi Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, chứng tỏ duy trì mối liên hệ biểu tượng đó cũng có lợi cho họ.Trong số các nước có vua, nữ hoàng là người của chính họ, thì châu Phi lại tỏ ra "tiến bộ đi đầu" và chỉ còn ba quốc gia có vương triều: Lesotho, Morocco và Swaziland.Tại khu vực Nam Mỹ không có nước nào còn vua.Châu Á và châu Âu hóa ra lại "bảo hoàng" hơn cả, với mỗi châu lục có tới 13 'vương quốc'.Tại châu Âu, ngoài Anh và Tây Ban Nha vẫn có vương triều liên tục hàng trăm năm qua, các nước lớn như Nga, Đức, Pháp, hoặc tầm trung về dân số như Ý, Ba Lan, Romania đều đã lật đổ chế độ vua chúa.Trong các nước còn lại, Andorra, Bỉ, Đan Mạch, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Monaco, Hà Lan, Na Uy vẫn giữ nền quân chủ.Bạn có thể đếm qua và thấy chưa đủ 13 nước.Đúng thế, còn một quốc gia nữa, về nguyên tắc cũng là vương quốc: Nhà nước Vatican.Giáo hoàng La Mã cũng vua nhưng người lên ngôi không phải cha truyền con nối mà do Giáo hội bầu.Vatican là biệt lệ vì theo thần quyền, còn Liechtenstein và Luxembourg thực ra không có vua (King) mà chỉ do đại công tước làm chủ.Châu Á, gồm Trung Đông, Nam Á và Đông Á, còn 13 vương triều, với quyền lực của vua đôi khi mạnh hơn nhiều so với vua châu Âu.Các nước này là Bahrain, Bhutan, Brunei, Campuchia, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Malaysia, Oman, Qatar, Saudi Arabia, UAE và Thái Lan.Trong thế kỷ 21, một nước châu Á là Nepal đã bỏ vua, chấm dứt triều đại Gorkhaki.Vào thế kỷ trước, các nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc... đều đã xóa hoàng gia.Nhưng các nước khác thì không hề có dấu hiệu muốn bỏ vua.Nền quân chủ, đôi khi chỉ hình thức, hoặc luân phiên như các vị sultan của Malaysia, nhưng được cho là tạo sự ổn định.Trong một thế giới nhiều thay đổi, việc duy trì một sợi dây tinh thần với truyền thống văn hóa dân tộc cũng có ý nghĩa tốt.Sau khi khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa tan rã, có các nhóm bảo hoàng vận động để phục hồi vua cho Bulgaria, Serbia, Romania...Họ cho rằng phục hồi vai trò quốc vương sẽ giúp kết nối quá khứ với hiện tại, làm khởi sắc các giá trị cũ tốt đẹp.Vị quốc vương còn có thể đứng trên chính trị đảng phái, làm điểm tựa cho quốc gia khi gặp thiên tai, nguy biến.Giới bảo hoàng cũng tin rằng khác tổng thống, thủ tướng, vua vì trị vị suốt đời nên không tham nhũng bởi chẳng cần tăng sự giàu có và kiếm chác theo nhiệm kỳ.Bulgaria có vẻ hào hứng nhất với ý tưởng gần như là phục hồi vương triều, và năm 2001, cựu vương Simeon II đã được bầu làm thủ tướng.Nhưng sau một nhiệm kỳ không mấy ấn tượng, vị cựu vương cao tuổi, đã mất chức.Sang năm 2018, ông còn dính vào việc kiện cáo đòi lại lâu đài Vrana ở Sofia và bị chính quyền Bulgaria đuổi khỏi tòa nhà mà dòng họ vua chúa của ông làm chủ từ 1892.Việc phục hồi hoàng gia như vậy không phải chuyện dễ.